Y học cổ truyền (Đông y) dùng chỉ nền y học có nguồn gốc Trung Quốc và Việt Nam xưa, để phân biệt với Tây y (y học hiện đại từ phương Tây). Đông y dựa trên nền tảng triết học cổ Trung Hoa: Âm Dương, Ngũ Hành. Âm Dương, Ngũ Hành cân bằng thì cơ thể khỏe mạnh, việc chữa bệnh nhằm lặp lại trạng thái cân bằng của các yếu tố đó.
Học bác sĩ y học cổ truyền được đào tạo những gì?
Học ngành Y học cổ truyền được đào tạo chuyên sâu về sử dụng các phương pháp chữa bệnh cổ truyền ví dụ như sử dụng thuốc bắc, thuốc nam, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt… để chữa bệnh và nghiên cứu các phương pháp chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh.
Sinh viên theo học ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức đại cương chung và các kiến thức cơ sở của ngành y. Ngoài ra sinh viên còn được học các kiến thức chuyên sâu về y học cổ truyền: Dược học cổ truyền; Dưỡng; Châm cứu; Bệnh học…
Phẩm chất, kỹ năng cần đạt được sau khi tốt nghiệp:
Sinh viên sau khi ra trường có khả năng khám, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh tật, giáo dục tăng cường sức khỏe bằng y học cổ truyền; phát hiện và xử lý ban đầu một số bệnh cấp cứu; tổ chức quản lý các dịch vụ, các chương trình chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền tại cộng đồng; tham gia công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Học y học cổ truyền cần tố chất gì?
Để trở thành một bác sĩ Y học cổ truyền, bạn cần có những tố chất sau:
Lòng nhân hậu, thương người, sự cảm thông và chia sẻ với bệnh nhân.
Khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, tạo được sự tin cậy với người bệnh.
Có khả năng tự tổ chức công việc, tự học, tự nghiên cứu.
Kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ trong nghiên cứu và công việc.
Có sức khỏe tốt và chịu được áp lực cao bởi vì nghề bác sĩ luôn được xếp vào Top những ngành nghề có cường độ công việc cao.