CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO CẬP NHẬT
KIẾN THỨC VỀ DƯỢC
(Ban hành kèm theo Quyết định số52/QĐ-KTYD ngày18 tháng 04năm 2022
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội)
Tên nghề: Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược
Trình độ đào tạo: Ngắn hạn
Thời gian đào tạo: 20 giờ
Đối tượng tuyển sinh:
– Dược sĩ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học vừa mới tốt nghiệp hoặc sắp tốt nghiệp hoặc đang làm trình dược viên cho các công ty thuốc
– Sinh viên đang theo học tại các Trường Y Dược tại các trường muốn có kiến thức và thực tập thực tế
– Dược sĩ, Dược tá đang làm trong các quầy thuốc, nhà thuốc, trạm y tế, trung tâm y tế dự phòng, phòng khám, bệnh viện. chưa có kinh nghiệm bán thuốc, cắt thuốc, cộng thuốc, phối hợp thuốc hiệu quả cho bệnh nhân.
– Cá đối tượng khác phù hợp.
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ đào tạo
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo trình độ ngắn hạn nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể
+ Kiến thức:
– Hiểu được thủ tục pháp lý, quy trình, điều kiện mở quầy thuốc, nhà thuốc đạt chuẩn GPP
– Trở thành một nhân viên bán thuốc độc lập, có thể đọc hiểu toa thuốc và cấp thuốc theo toa một cách hiệu quả nhất, nắm rõ những cơ bản sử dụng thuốc cho các đối tượng đặc biệt: người cao tuổi, người tiểu đường, người cao huyết áp, người bị parkison, phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em….
– Các thủ thuật cộng thuốc, phối hợp thuốc hiệu quả để bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh
+ Kỹ năng:
– Lựa chọn thuốc phù hợp đối với các đối tương, trường hợp cụ thể.
– Thực hiện thành thạo các thao tác, kỹ thuật bán thuốc
– Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh trong quá trình bán thuốc
1.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
– Cẩn thận, tỉ mỉ, thao tác nhanh, chính xác khi thực hiện các kỹ năng
– Rèn luyện kỹ năng chăm sóc chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng và hiệu quả;
– Không ngừng học tập nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu của người bán thuốc chuyên nghiệp
– Yêu ngành, yêu nghề; thái độ học tập tích cực; rèn luyện nỗ lực, có tinh thần trách nhiệm cao.
– Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu của nghề;
– Biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với các vị trí công việc;
– Có khả năng tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình.
1.4. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược, học viên có thể trực tiếp tham gia lao động với các nhiệm vụ:
– Mở quầy thuốc, nhà thuốc theo quy định của cơ quan chủ quản
– Làm việc tại các quầy thuốc, nhà thuốc, tại trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện
Ngoài ra còn tham gia hướng dẫn cộng đồng và gia đình trong công tác phòng ngừa các chứng bệnh thường gặp. Tư vấn cách phòng bệnh và chăm sóc người trong cộng đồng.
2. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HÀNH
2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học
– Tổng số mô đun: 03
– Thời gian khóa học: 20 giờ
– Thời gian thực học: 18 giờ
+ Thời gian học lý thuyết: 18 giờ
+ Thời gian học thực hành: 00 giờ
+ Thời gian ôn, kiểm tra hết mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học: 02 giờ
2.2. Danh mục mô đun đào tạo và phân bố thời gian đào tạo
TT |
Tên mô đun |
Thời gian đào tạo (giờ) |
|||
Tổng số |
Trong đó |
||||
Lý thuyết |
Thực hành |
Kiểm tra |
|||
I |
Kiến thức chuyên ngành |
06 |
|
|
|
01 |
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh đường uống |
|
02 |
|
|
02 |
Hướng dẫn sử dụng các thuốc điều trị bệnh tim mạch, lợi niệu dạng uống |
|
02 |
|
|
03 |
Hướng dẫn sử dụng các thuốc điều trị bệnh đái tháo đường dạng uống |
|
02 |
|
|
II |
Pháp luật và quản lý chuyên môn về dược |
06 |
|
|
|
01 |
Luật dược 2017 (những nội dung liên quan đến hoạt động bán lẻ thuốc) |
|
02 |
|
|
02 |
Nghị định 54/2017 (những nội dung liên quan đến hoạt động bán lẻ thuốc) |
|
02 |
|
|
03 |
Thông tư quy định về kê đơn trong điều trị ngoại trú và danh mục thuốc không kê đơn |
|
02 |
|
|
III |
Kỹ năng và các kỹ thuật trong hành nghề dược |
06 |
|
|
|
01 |
Kỹ năng phân phối và bán lẻ thuốc |
|
02 |
|
02 |
02 |
Khái niệm về hành vi sức khỏe và quá trình thay đổi hành vi sức khỏe |
|
02 |
|
|
03 |
Quản lý tồn trữ các dạng thuốc |
|
02 |
|
|
|
Tổng |
20 |
18 |
|
02 |
III. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO:
(Nội dung chi tiết các mô đun đào tạo có Phụ lục kèm theo)
IV. QUY TRÌNH ĐÀO TẠO
Quy trình đào tạo Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược được thực hiện theo quy trình khép kín từ khâu tuyển sinh đến cấp phát chứng chỉ tốt nghiệp. Thực hiện chi tiết cụ thể theo quy trình đào tạo sau:
1. Mục đích: Nhằm hướng dẫn chi tiết cho quá trình đào tạo ngắn hạn tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y Dược Hà Nội
2. Tuyển sinh trình độ ngắn hạn:
– Căn cứ vào chương trình đào tạo được Hiệu trưởng ban hành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho từng đợt;
– Tổ chức tuyển sinh trên các phương tiện thông tin đại chúng;
– Đối tượng tuyển sinh đào tạo đúng quy định.
3. Thành lập lớp đào tạo trình độ sơ cấp:
– Căn cứ kết quả tuyển sinh, xét duyệt danh sách học sinh trúng tuyển đảm bảo đúng đối tượng;
– Thành lập các lớp đào tạo trình độ sơ cấp với số lượng đúng quy định.
4. Xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn hạn: Căn cứ vào quyết định thành lập lớp, triển khai xây dựng kế hoạch đào tạo và tiến độ đào tạo chi tiết cho lớp học; xây dựng kế hoạch giáo viên giảng dạy đúng theo quy định tại Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
5. Phân công giáo viên giảng dạy:
Căn cứ kế hoạch và tiến độ đào tạo, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa chuyên môn của Nhà trường lựa chọn giáo viên đạt chuẩn về chuyên môn thực hiện công việc giảng dạy lớp học sơ cấp nghề đúng quy định.
6. Kế hoạch thi kết thúc khóa học:
– Căn cứ vào kết quả thi kiểm tra, kết thúc môn học mô đun của lớp học, xây dựng và ban hành kế hoạch thi kết thúc khóa học sơ cấp;
– Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ kỳ thi kết thúc khóa học trình độ sơ cấp.
7. Công nhận tốt nghiệp và cấp phát chứng chỉ sơ cấp:
– Căn cứ vào kết quả thi kiểm tra, kết thúc khóa học. Hiệu trưởng quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ sơ cấp cho những học sinh đủ điều kiện.
– Phòng Quản lý đào tạo thực hiện công việc sao lưu sổ sách theo mẫu quy định tại thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ:
Đánh giá kết quả học tập được thực hiện theo cách thức kết hợp chấm điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và kiểm tra kết thúc từng mô-đun, môn học gồm: điểm kiểm tra đánh giá quá trình học và điểm kiểm tra kết thúc mô-đun.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGẮN HẠN
1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô-đun đào tạo; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô-đun đào tạo:
Chương trình đào tạo Cập nhật kiến thức chuyên môn về Dược được thực hiện theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc mô đun và thi kiểm tra kết thúc khoá học:
Số TT |
Nội dung |
Hình thức |
Thời gian |
Thang điểm |
I |
Kiểm tra theo hình thức bài tích hợp kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm | |||
1 |
Tích hợp lý thuyết với thực hành | Bài tập kỹ năng tổng hợp | 02 giờ | 10 điểm |
3. Các chú ý khác:
Chương trình này có thể tổ chức giảng dạy tại các địa phương, tại trường hoặc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đầy đủ trang thiết bị cần thiết.
VII. YÊU CẦU GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY:
Yêu cầu về giáo viên giảng dạy theo Thông tư 40/2015/TT-BLĐTBXH ban hành ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
Nơi nhận:
|
HIỆU TRƯỞNG (đã ký)
TTƯT.PGS.TS. Nguyễn Thị Thịnh |